Hai đứa bé bán kem giúp đỡ mẹ gây sốt cộng đồng mạng
Tỉ phú Elon Musk có tuyên bố rắn trên mạng xã hội X ngày 9.3, khẳng định hệ thống vệ tinh Starlink “là xương sống của quân đội Ukraine”. Công ty hàng không vũ trụ SpaceX của ông Musk là đơn vị sở hữu Starlink và đã cung cấp hệ thống mạng vệ tinh cho Ukraine trong hơn 3 năm chiến sự. “Toàn bộ tiền tuyến của Ukraine đã sụp đổ nếu tôi tắt chúng đi (Starlink)”, ông Musk nói.Gần đây xuất hiện thông tin nêu rằng tỉ phú Elon Musk đang cân nhắc cắt mạng Starlink tại Ukraine như một con bài mặc cả để Ukraine đàm phán thỏa thuận khoáng sản với những điều khoản có lợi cho Mỹ. Ông Musk đã phủ nhận điều này.Theo Reuters, hiện Ba Lan là nước hỗ trợ phần lớn chi phí để Starlink hoạt động tại Ukraine. Phản hồi trước bài đăng trên X của ông Musk, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói rằng chính phủ nước này đã chi khoảng 50 triệu USD mỗi năm trả phí Starlink tại Ukraine.“Nếu SpaceX có dấu hiệu trở thành nhà cung cấp không đáng tin cậy, chúng tôi buộc phải tìm đối tác khác”, ông Sikorski viết trên X, dẫn lại bài đăng của ông Musk. Châu Âu được cho là đang tìm những phương án thay thế Starlink nếu tỉ phú Musk dừng hoạt động mạng vệ tinh tại Ukraine.Lời qua tiếng lại giữa ông Musk và ông Sikorski tiếp tục khi ông chủ SpaceX khẳng định: “Dù tôi có bất đồng với chính sách của Ukraine ra sao, Starlink cũng sẽ không bao giờ ngừng dịch vụ. Chúng tôi không bao giờ làm như vậy hoặc sử dụng chúng như con bài mặc cả”.Ông Musk cũng phản hồi thông tin của Ngoại trưởng Sikorski rằng Ba Lan chi tiền để Starlink hoạt động ở Ukraine: “Hãy thôi đi. Các vị chỉ thanh toán một phần nhỏ chi phí. Không gì có thể thay thế được Starlink”.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng đã lên tiếng về bài viết của người đồng cấp Ba Lan. “Không ai đưa ra bất kỳ lời đe dọa nào về việc cắt Starlink ở Ukraine. Hãy biết nói cảm ơn vì nếu không có Starlink, Ukraine đã thua cuộc chiến từ lâu và người Nga lúc này đã có thể ở sát biên giới Ba Lan”, ông nói.Cù lao xanh giữa bốn bề nước mặn
Chia sẻ với Thanh Niên chiều nay 19.1, chị Ka Sâm là em gái ông Lộc cho biết hơn 1 tháng ròng rã tìm kiếm bằng nhiều cách khác nhau, gia đình vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào về ông Lộc. Những ngày giáp tết này, gia đình vẫn đang nỗ lực tìm kiếm.Theo lời kể người nhà, ngày 14.12 ông Lộc cùng người thân vào TP.HCM dự đám cưới của người em họ. Rạng sáng ngày 15.12 ông rời khách sạn ở đường Trung Mỹ Tây 2A (Q.12, TP.HCM) rồi sau đó không rõ tung tích.Chị K Sâm cho biết khi đi, ông K Lộc chỉ mang theo ví có giấy tờ tùy thân, không mang theo điện thoại hay quần áo. Gia đình vô cùng lo lắng vì hơn 1 tháng vẫn không liên lạc được ông, không biết thời gian qua ông ở đâu, làm gì và có gặp nguy hiểm nào không vì ông không biết đường ở TP.HCM.Con gái ông Lộc hiện đang sống và làm việc ở Bình Dương những ngày qua cũng làm nhiều cách tìm cha nhưng tới nay vẫn không có kết quả. Gia đình không còn cách nào hơn phải "cầu cứu" mạng xã hội.Chồng chị K Sâm là anh Bùi Văn Kiên (34 tuổi) sau đó cũng từ quê lên TP.HCM để tìm, khi có người thông báo thấy ông ở khu vực Bến xe Miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh). Tuy nhiên cũng không có kết quá. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người nhà hy vọng sớm có tin tức của ông K Lộc để cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy cùng nhau.Ai có tin tức của ông K Lộc xin hãy liên hệ gia đình qua số điện thoại: 0387.347.162 (gặp Ka Sâm). Gia đình vô cùng biết ơn!
Cần 'danh phận' cho bất động sản du lịch
Sau hơn nửa năm gia nhập thị trường Việt Nam, thương hiệu xe điện BYD đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ với hàng loạt cột mốc đáng chú ý. Những bước đi bài bản, từ việc xây dựng dải sản phẩm đa dạng, phát triển mạng lưới hợp tác chiến lược với đối tác trạm sạc hay ngân hàng, đã giúp thương hiệu nhanh chóng khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô điện đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.Với thành công bước đầu, năm 2025 hứa hẹn sẽ là một giai đoạn bùng nổ hơn nữa của BYD tại thị trường này.Ngay từ những ngày đầu gia nhập Việt Nam, BYD đã thể hiện sự nghiêm túc trong việc phát triển thương hiệu với một chiến lược toàn diện. Một trong những thành công đầu tiên là sự đa dạng hóa dải sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng. Từ mẫu hatchback nhỏ gọn Dolphin, crossover đô thị Atto 3, sedan thể thao Seal đến bộ đôi "tân binh" MPV M6 và sedan sang trọng Han, tất cả đã giúp BYD phủ được gần như toàn bộ các phân khúc sôi động nhất thị trường Việt Nam.Trong dải sản phẩm hiện có của BYD Việt Nam, Atto 3 và M6 được xem là 2 lựa chọn sáng giá nhất. Mẫu crossover hạng B+ gây dấu ấn bằng công nghệ vượt trội so với các đối thủ trong phân khúc như camera 360 độ nhìn xuyên gầm, màn hình trung tâm xoay 90 độ linh hoạt, tính năng V2L biến chiếc xe thành "trạm sạc di động"... Trong khi đó BYD M6 được giới chuyên môn đánh giá phù hợp cho nhu cầu của khách hàng cá nhân lẫn kinh doanh bởi tính thực dụng, đặc biệt là chi phí sử dụng vượt trội hơn xe xăng nhiều lần.Sự hiện diện của BYD không dừng lại ở đó, thương hiệu này đã gây dấu ấn khi mang đến Vietnam Motor Show 2024 mẫu YangWang U8 - SUV đầu bảng cao cấp và Denza D9 - MPV sang trọng đầy tiện nghi. Những sản phẩm này không chỉ thể hiện năng lực công nghệ mà còn khẳng định BYD sẵn sàng đáp ứng mọi phân khúc khách hàng, từ phổ thông đến cao cấp.Không dừng lại ở sản phẩm, BYD còn chú trọng xây dựng một hệ sinh thái bền vững. Chỉ trong 6 tháng, số lượng showroom của BYD trên toàn quốc đã có con số trên 20. Cùng với đó là việc hợp tác với hơn 10 đối tác trạm sạc đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng xe điện, giúp giảm bớt nỗi lo về hạ tầng. Đồng thời, thương hiệu còn bắt tay với nhiều đối tác ngân hàng, mang đến các chương trình hỗ trợ tài chính hấp dẫn, từ đó mở rộng cơ hội sở hữu xe điện cho người tiêu dùng Việt Nam.Một điểm sáng khác trong năm 2024 là chuỗi hoạt động lái thử diễn ra trên toàn quốc, giúp khách hàng trực tiếp cảm nhận hiệu suất vượt trội và sự ổn định của xe BYD trên nhiều điều kiện vận hành khác nhau. Những chương trình này không chỉ là minh chứng rõ nét về chất lượng sản phẩm mà còn góp phần tạo dựng lòng tin với khách hàng.Bước sang năm 2025, BYD đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vị thế là thương hiệu xe năng lượng mới dẫn đầu. Tầm nhìn chiến lược của thương hiệu bao gồm 3 trọng tâm lớn: mở rộng dải sản phẩm, đẩy mạnh hợp tác chiến lược, và nâng cao trải nghiệm khách hàng.Ông Liu Xueliang (Giám đốc BYD khu vực châu Á - Thái Bình Dương) chia sẻ cùng giới truyền thông Việt Nam tại Trung Quốc rằng hãng luôn lắng nghe ý kiến từ người tiêu dùng cũng như giới truyền thông, từ đó sẽ đưa ra những chiến lược sản phẩm phù hợp.Với chiến lược này, nhiều khả năng BYD sẽ sớm bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm các mẫu xe mới. Việc đa dạng hóa này không chỉ giúp BYD mở rộng tệp khách hàng mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về xe điện tại Việt Nam, đặc biệt khi Chính phủ tiếp tục khuyến khích người dân chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.Song song với đó, BYD sẽ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái xanh. Phía BYD chia sẻ những kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp trạm sạc, công ty bảo hiểm và ngân hàng sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn, tạo ra một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho khách hàng.Không chỉ dừng lại ở việc bán xe, BYD còn tập trung xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng toàn diện, bao gồm các dịch vụ hậu mãi chất lượng cao và chính sách bảo hành dài hạn. Thương hiệu cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng, chẳng hạn như các sự kiện lái thử, hội thảo về xu hướng xe điện, và hành trình khám phá. Những hoạt động này không chỉ tạo sự gắn kết với khách hàng mà còn nâng cao nhận thức về lợi ích của xe điện, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.Không chỉ đơn thuần tập trung vào việc kinh doanh xe điện, BYD còn đặt mục tiêu dài hạn trong việc chung tay xây dựng một hệ sinh thái xanh tại Việt Nam. Không quá lời khi nói những kinh nghiệm đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để BYD tiếp tục phát triển và mở rộng trong năm 2025.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (15 Võ Trần Chí, P.Tân Kiên, H.Bình Chánh), Bệnh viện Nhi đồng 1 (341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10), Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM (929 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5).Tại các bệnh viện, mô hình sẽ tiếp nhận, khám sàng lọc, điều trị, tư vấn, cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp tại chỗ cho trẻ em nghi ngờ bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn.Đầu ra của mô hình đặt tại Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM (14 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q.Gò Vấp), thực hiện chức năng tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn được chuyển từ các bệnh viện và cần tạm lánh khẩn cấp.Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Y tế làm cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện với các bên liên quan, đồng thời tham mưu trình UBND TP.HCM ban hành quy chế hoạt động của mô hình một cửa.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM sẽ là cơ quan điều phối chuyên môn, phối hợp các bệnh viện và đơn vị kết nối các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp, phục hồi, phát triển cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn và gia đình.Về kinh phí, ngân sách TP.HCM đảm bảo kinh phí hoạt động cho mô hình một cửa.Trước đó, hồi tháng 3.2023, TP.HCM đã triển khai thí điểm mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại (mô hình Bồ Công Anh) đặt tại Bệnh viện Hùng Vương (128 Hồng Bàng, P.12, Q.5).Trước khi mô hình này ra đời, trên cả nước đã có một số loại hình ứng phó với bạo lực giới như trung tâm hỗ trợ, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà tạm lánh.Tuy nhiên, chưa có một cơ chế hỗ trợ liên ngành khẩn cấp dành cho nạn nhân, do đó, có hơn 90% phụ nữ và trẻ em bị bạo lực chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công hoặc từ cơ quan chức năng. Ngay cả khi nạn nhân tìm đến sự giúp đỡ, thì phần lớn đã chịu bạo lực nghiêm trọng.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết điểm mạnh của mô hình Bồ Công Anh là khả năng can thiệp nhanh chóng và hỗ trợ toàn diện cho nạn nhân bị bạo lực, xâm hại ngay từ khi họ đến Bệnh viện Hùng Vương.Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu hoặc đã trải qua bạo lực, xâm hại, bác sĩ sẽ tư vấn và chuyển bệnh nhân đến mô hình để nhận trợ giúp. Tại đây, bệnh nhân sẽ được can thiệp khẩn cấp, hỗ trợ tâm lý, pháp lý và kết nối với các dịch vụ cần thiết.Mô hình hoạt động theo quy trình khép kín một đầu mối, đảm bảo bệnh nhân nhận được hỗ trợ đầy đủ từ bệnh viện đến các dịch vụ tạm lánh và an sinh xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM.Sau gần 2 năm vận hành (tính đến ngày 31.12.2024), mô hình này đã hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho 188 trường hợp phụ nữ, nữ chưa thành niên và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.Trong số đó, có đến 160 trường hợp là trẻ em dưới 16 tuổi mang thai và sinh con, chiếm 85,11% số ca "trẻ em sinh trẻ em". Ngoài ra, tại Bệnh viện Hùng Vương (ngoài mô hình) cũng ghi nhận 687 trường hợp trẻ em mang thai và 184 trẻ vị thành niên phá thai.Đây là những con số đáng báo động, đòi hỏi các biện pháp ngăn chặn và trợ giúp kịp thời cho trẻ em.Xét về độ tuổi nạn nhân, có 132 trường hợp dưới 16 tuổi và 52 trường hợp trên 16 tuổi, trong đó tỷ lệ cao tập trung vào nhóm 14 - 17 tuổi.Đa số nạn nhân sống trong hoàn cảnh đặc biệt như có gia đình ly hôn, nghỉ học sớm, khuyết tật, lang thang, mồ côi hoặc sống trong môi trường bị bạo hành.Thách thức lớn nhất trong quá trình hỗ trợ nạn nhân là sự im lặng và thỏa hiệp của gia đình. Phần lớn gia đình không khai báo, từ chối hỗ trợ hoặc không hợp tác, thậm chí có những trường hợp thỏa hiệp với thủ phạm.Trong tổng số vụ việc, chỉ có 15 trường hợp đồng ý báo công an xử lý và chỉ có một trường hợp đi giám định thương tật.
Xóa ngay 3 ứng dụng Android chứa mã độc nguy hiểm
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.